Để đảm bảo đạt được các lợi ích kinh tế, vụ việc tập trung kinh tế cần phải được thực hiện trong một khuôn khổ nhất định. Các biện pháp khắc phục được đưa ra nhằm mục đích khôi phục hay duy trì sự cạnh tranh trên thị trường, mà vẫn đảm bảo đạt được hiệu quả và lợi ích của vụ việc tập trung kinh tế.
Các biện pháp khắc phục về mặt hành vi thường là các biện pháp được thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định để điều chỉnh hay kiểm soát hành vi của các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế. Một số biện pháp khắc phục, ví dụ giải pháp liên quan đến chia sẻ quyền sở hữu trí tuệ, thường khó phân định xem thuộc nhóm nào. Để đảm bảo tính hiệu quả, một gói giải pháp thường phải bao gồm cả hai yếu tố cấu trúc và hành vi.
Thông thường, các biện pháp khắc phục được phân loại thành: (i) các biện pháp khắc phục về mặt cấu trúc và (ii) các biện pháp về mặt hành vi. Các biện pháp khắc phục về mặt cấu trúc là các biện pháp được thực hiện một lần nhằm phục hồi cấu trúc cạnh tranh của thị trường.
Thực tiễn cho thấy, cơ quan cạnh tranh thường không tiêu tốn nguồn lực vào một vụ việc tập trung kinh tế, trừ khi vụ việc đó có thể gây quan ngại đáng kể đối với thị trường. Có nghĩa là, thay vì xem xét toàn bộ các vụ việc tập trung kinh tế, cơ quan cạnh tranh cần đặt ra những tiêu chí cụ thể để lựa chọn xem xét các vụ việc tập trung kinh tế có khả năng gây ra lo ngại về mặt cạnh tranh.
Trong xu thế chung về kiểm soát tập trung kinh tế trên thế giới, các nước đang phát triển[1] có thuận lợi là áp dụng được các kinh nghiệm của các nước đã phát triển, có lịch sử ban hành và thực thi luật cạnh tranh hàng chục năm, tuy nhiên cần lưu ý những vấn đề sau mang tính chất đặc trưng của nước đang phát triển[2] mà Việt Nam đặc biệt cần lưu ý trong quá trình thực thi pháp luật cạnh tranh.
Ở mỗi quốc gia, chính sách kiểm soát tập trung kinh tế là một bộ phận trong tổng thể các chính sách của chính phủ, bao gồm chính sách công, chính sách kinh tế và chính sách cạnh tranh. Trong khuôn khổ của Báo cáo này, nhóm nghiên cứu chỉ tập trung phân tích chính sách kiểm soát tập trung kinh tế theo khía cạnh là một bộ phận của chính sách cạnh tranh.
Pháp luật cạnh tranh chỉ tồn tại trong cơ chế thị trường và xuất hiện vào thời điểm mà hành vi cạnh tranh vượt quá biên giới của quyền tự do kinh doanh. Xét về tính chất và mục tiêu, pháp luật cạnh tranh là loại pháp luật nhằm ngăn cản, chống đối và trừng trị những hành vi cạnh tranh trái pháp luật, đạo đức và văn hóa kinh doanh.
Văn Phòng Hội đồng Cạnh tranh trích đăng một số phần trong Báo cáo tổng hợp Đề tài Kiểm soát Tập trung kinh tế trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế để thúc đẩy việc nghiên cứu, trao đổi sâu sắc và toàn diện hơn về những vấn đề liên quan:
Quyết định ngăn chặn giao dịch tập trung kinh tế của MOFCOM thu hút sự quan tâm rộng rãi của các cơ quan cạnh tranh và các hãng vận chuyển. Đây là lần đầu tiên MOFCOM cấm một giao dịch đa quốc gia giữa các bên nước ngoài đã được các cơ quan quản lý ở Mỹ và Châu Âu chấp nhận vô điều kiện.
Ngày 24 tháng 9 năm 2018, Ủy ban Cạnh tranh và Bảo vệ Người tiêu dùng Singapore (“CCCS”) đã ban hành Quyết định xử phạt đối với Grab và Uber liên quan đến việc Uber bán mảng kinh doanh ở Đông Nam Á cho Grab để đổi lấy 27,5% giá trị tài sản (stake) của Grab. Thương vụ sáp nhập được hoàn tất vào ngày 26 tháng 3 năm 2018. CCCS nhận thấy Thương vụ đã làm giảm đáng kể cạnh tranh trong thị trường cung cấp dịch vụ gọi xe đến chở tại Singapore.
Trong nền kinh tế thị trường, việc sáp nhập, hợp nhất giữa các doanh nghiệp được xem là phương thức để sắp xếp, tổ chức lại nhằm hợp lý hóa sản xuất, chuyển nguồn lực sang bên có khả năng sử dụng hiệu quả hơn hoặc phối hợp các nguồn lực để đầu tư hiệu quả hơn. Tuy nhiên, có những trường hợp sáp nhập, hợp nhất giữa các doanh nghiệp dẫn đến vị trí độc quyền hoặc tạo ra tác động làm triệt tiêu hoặc suy giảm tính cạnh tranh của thị trường.