Theo MyCC, Grab đã lạm dụng vị thế độc quyền tại Malaysia để ngăn chặn các tài xế tham gia ứng dụng công nghệ, quảng cáo hay cung cấp dịch vụ quảng cáo cho các đối thủ cạnh tranh.
Ngày 11 tháng 6 năm 2019, Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh đã mở Phiên điều trần kín xử lý vụ việc cạnh tranh liên quan đến hành vi tập trung kinh tế của Công ty TNHH GrabTaxi và Công ty TNHH Uber Việt Nam (vụ việc cạnh tranh mã số 18 KX HCT 01) tại Phòng điều trần của Hội đồng Cạnh tranh số 23 Ngô Quyền, Hà Nội.
Theo hãng tin Reuters, ngày 3 tháng 6 năm 2019, Chính phủ Hoa Kỳ chuẩn bị điều tra các tập đoàn công nghệ và thương mại điện tử lớn bao gồm Apple, Google, Facebook, Amazon về hành vi lạm dụng sức mạnh thị trường nhằm hạn chế cạnh tranh. Đây có thể sẽ là cuộc điều tra chưa có tiền lệ với quy mô lớn nhằm vào các tập đoàn công nghệ lớn nhất trên thế giới.
Văn phòng Hội đồng Cạnh tranh đáp ứng yêu cầu thực tế
(Chinhphu.vn) - Bộ Tư pháp đang dự thảo Nghị định bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ.
Ngày 23 tháng 4, tại Hội nghị Ban chỉ đạo quốc gia về hội nhập quốc tế, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã kết luận rằng việc hội nhập quốc tế sâu rộng, hiệu quả ở Việt Nam kế hợp với giữ gìn môi trường hoà bình, phát huy sức mạnh nội lực, giữ vững chủ quyền, độc lập dân tộc, đổi mới sáng tạo sẽ góp phần tạo nên thành công trong tương lai của Việt Nam.
PARIS (AP) – Ngày 07 tháng 6, Cơ quan Cạnh tranh Pháp phạt Google 220 triệu euro (khoảng 268 triệu đô la, 6023 tỷ đồng) về hành vi lạm dụng vị trí 'thống lĩnh' của tập đoàn trong quảng cáo trực tuyến.
Ngày 25⁄5, Cơ quan giám sát chống độc quyền liên bang Đức (FCO) thông báo đã mở một cuộc điều tra đối với Google về các động thái phản cạnh tranh, viện dẫn một luật mới đã từng được sử dụng để điều tra các đại gia công nghệ khác của Mỹ.
Italy cho biết phát hiện Google - sở hữu hệ điều hành Android và cửa hàng ứng dụng Google Play vốn đang chiếm lĩnh thị trường Italy - chặn một ứng dụng Enel X dành cho người dùng xe điện.
Ngày 31 tháng 12 năm 2007, Công ty Xăng dầu hàng không Vinapco và Hãng Hàng không Pacific Airlines (PA) ký Hợp đồng mua bán nhiên liệu hàng không JET A-1 số 34⁄PA2008. Theo đó hai bên đã thỏa thuận mức phí cung ứng nhiên liệu.
Hành vi ký kết thỏa thuận ngày 25 tháng 5 năm 2011 của 12 Doanh nghiệp Bảo hiểm bị điều tra là hành vi thỏa thuận ấn định giá hàng hóa, dịch vụ một cách trực tiếp hoặc gián tiếp, quy định tại khoản 1 Điều 8 Luật Cạnh tranh.
Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thương mại Dịch vụ Tân Hiệp Phát (Tân Hiệp Phát) là doanh nghiệp sản xuất kinh doanh bia mang nhãn hiệu Laser. Công ty Liên doanh Nhà máy Bia Việt Nam (VBL) là doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh sản phẩm bia, trong đó có bia Heineiken, Tiger. VBL ký các hợp đồng với các đại lý độc quyền trong đó yêu cầu không được quảng cáo, giới thiệu, bán hàng cho các hãng bia khác. Tân Hiệp Phát đã gửi đến Cục Quản lý cạnh tranh đơn khiếu nại VBL vi phạm Luật Cạnh tranh.
Ngày 11 tháng 6 năm 2019, Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh đã mở Phiên điều trần kín xử lý vụ việc cạnh tranh liên quan đến hành vi tập trung kinh tế của Công ty TNHH GrabTaxi và Công ty TNHH Uber Việt Nam (vụ việc cạnh tranh mã số 18 KX HCT 01) tại Phòng điều trần của Hội đồng Cạnh tranh số 23 Ngô Quyền, Hà Nội.
Thông cáo báo chí của Hội đồng Cạnh tranh về vụ việc vi phạm hạn chế cạnh tranh, lạm dụng vị thế thống lĩnh trên thị trường du lịch
Hội đồng Cạnh tranh (VCC) và Dự án hỗ trợ thương mại đa biên EU-Vietnam MUTRAP IV tổ chức Tọa đàm tại Kiên Giang vào ngày 24 và 25 tháng 7 năm 2015 với chủ đề “Nghiên cứu thực tiễn cơ chế đãi ngộ ở Việt Nam và thế giới – xây dựng quyết định của Thủ tướng về chế độ cho thành viên Hội đồng Cạnh tranh”.
Ngày 12 tháng 11 tại Hà Nội đã diễn ra lễ ký Biên bản ghi nhớ về hợp tác giữa Hội đồng Cạnh tranh Việt Nam và Hội đồng Cạnh tranh Pháp. Việc ký kết biên bản ghi nhớ với Hội đồng Cạnh tranh Pháp sẽ tạo điều kiện cho việc thực thi luật cạnh tranh của Việt Nam có hiệu quả hơn đặc biệt là trong lĩnh vực xét xử và thi hành các phán quyết.
Hội đồng Cạnh tranh tham dự Diễn đàn Cạnh tranh toàn cầu lần thứ 8 do Tổ chức các nước phát triển OECD đăng cai tại Paris. Tham dự hội nghị có 75 đoàn đại biểu của các nước, vùng lãnh thổ và một số tổ chức quốc tế. Hội nghị có các chuyên đề bàn về chính sách cạnh tranh, chính sách công nghiệp và các tập đoàn quốc gia, các cơ quan cạnh tranh non trẻ, cạnh tranh và khủng hoảng kinh tế hiện nay.
Để đảm bảo đạt được các lợi ích kinh tế, vụ việc tập trung kinh tế cần phải được thực hiện trong một khuôn khổ nhất định. Các biện pháp khắc phục được đưa ra nhằm mục đích khôi phục hay duy trì sự cạnh tranh trên thị trường, mà vẫn đảm bảo đạt được hiệu quả và lợi ích của vụ việc tập trung kinh tế.
Các biện pháp khắc phục về mặt hành vi thường là các biện pháp được thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định để điều chỉnh hay kiểm soát hành vi của các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế. Một số biện pháp khắc phục, ví dụ giải pháp liên quan đến chia sẻ quyền sở hữu trí tuệ, thường khó phân định xem thuộc nhóm nào. Để đảm bảo tính hiệu quả, một gói giải pháp thường phải bao gồm cả hai yếu tố cấu trúc và hành vi.
Thông thường, các biện pháp khắc phục được phân loại thành: (i) các biện pháp khắc phục về mặt cấu trúc và (ii) các biện pháp về mặt hành vi. Các biện pháp khắc phục về mặt cấu trúc là các biện pháp được thực hiện một lần nhằm phục hồi cấu trúc cạnh tranh của thị trường.
Liên kết website các đơn vị |
---|
Bộ Công Thương |
Bộ Tư Pháp |
Bộ Tài Chính |
Bộ Kế Hoạch và Đầu tư |
Bộ Xây Dựng |
Bộ Giao Thông Vận Tải |
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông Thôn |